Lựa chọn xe nâng kẹp cuộn giấy có công năng sử dụng phù hợp với yêu cầu công việc, là yếu tố tiên quyết. Bạn đang cần tìm một chiếc xe nâng lắp kẹp giấy có chất lượng tốt nhất hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Hoặc có thể tham khảo chi tiết các mẫu mã sản phẩm, cách tính toán sức nâng từ các thông số đầu vào như: Tải trọng và kích thước hàng; chiều cao nâng… tại bài viết dưới đây nhé!
Những lưu ý khi doanh nghiệp chọn mua xe nâng kep cuộn giấy
- Đường kính cuộn giấy: Lựa chọn mã kẹp có độ mở phù hợp (Hãng kẹp Liadong đa dạng mẫu mã).
- Chiều cao cuộn giấy và cách xếp chồng: để lựa chọn xe có chiều cao nâng phù hợp,
- Khối lượng mỗi cuộn giấy: chọn xe có tải trọng nâng phù hợp và đảm bảo an toàn nhất.
- Mỗi loại giấy tính chất vật lý (định lượng; độ dày; độ bục) khác nhau: lựa chọn bộ kẹp có áp suất và bề mặt kẹp phù hợp. Giúp thao tác kẹp vừa chắc chắn, vừa không làm hư bề mặt giấy.
Công thức tính sức nâng của xe nâng kẹp cuộn giấy, tùy thuộc từ những thông số đầu vào nhất định
Trong đó:
- Q: Tải trọng nâng của xe ở tâm tải tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
- Cn: Sức nâng của xe
- X: Khoảng cách từ giá để hàng tới trục bánh trước
- C: Tâm tải trọng của xe
- M: Khối lượng của kiện hàng
- A=X-S; S là độ dày của giá nơi gắn bộ công tác
- CGH: Khoảng cách ngang từ giá gắn bộ công tác đến trọng tâm của bộ công tác.
- ET: Độ dày của mặt trong bộ công tác.
- L: Tâm tải trọng của khối hàng.
®Ghi chú: Nếu muốn tính sức nâng của xe nâng kẹp cuộn giấy tại ở một độ cao nhất định, chỉ cần thay thế Q = Tải trọng nâng của xe ở tâm tải trọng tiêu chuẩn với càng nâng thường ở độ cao đó.
Việc tính toán sức nâng tải của xe nâng kẹp tròn rất quan trọng
Tính toán sức nâng của xe khi gắn bộ công tác kẹp giấy cuộn tròn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Giúp khách hàng hoặc người tư vấn xe có thể đưa ra lựa chọn hợp lý và an toàn nhất. Tránh gây thiệt hại về kinh tế khi xe bị quá tải, dẫn đến hư hỏng hàng hóa, xe nâng hoặc thậm chí liên quan tới các thiết bị liên quan khác; tránh dẫn tới tai nạn lao động.
Triển vọng ngành giấy Việt Nam
Trong những năm qua, ngành giấy Việt Nam đã có bước tăng trưởng ổn định về nhu cầu cũng như năng lực sản xuất giấy. Trong khi nhiều ngành chịu tác động mạnh mẽ của dịch Covid- 19 thì ngành giấy hiện vẫn đang khá “an toàn”. Dù việc nhập khẩu nguyên, phụ liệu gặp một số khó khăn nhưng nhiều mặt hàng sản xuất; xuất khẩu vẫn tăng trưởng khá.
Việt Nam nhập rất ít từ Trung Quốc các sản phẩm giấy và nguyên liệu. Do đó, về nguyên liệu được đánh giá là ít chịu tác động của dịch Covid-19. Hiện, Trung Quốc đang thiếu hụt lượng lớn giấy bao bì. Đây lại là mặt tích cực của Việt Nam các doanh nghiệp đang đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Bên cạnh đó, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu bột giấy đồng thời nguồn giấy loại vẫn chưa xây dựng hệ thống thu mua nên tận dụng chưa hiệu quả. Ngành giấy Việt nam đang trong giai đoạn đầu tư rất nhiều dự án tập trung vào sản xuất bột giấy và sản phẩm giấy; tập trung vào giấy bao bì và giấy in viết, in báo.